Ngọc Mi cười, đi guốc trong bụng tôi mặc dù giờ này nó đang đi chân không:
– Anh định gọi cho bác trai hả?
– Ừ, phải xin phép trước, nếu không thì mệt lắm!
– Hì anh yên tâm, trước khi qua trường em đã gọi hỏi bác trai rồi!
Tôi tròn mắt ngạc nhiên:
– Hả, em gọi rồi à?
Con bé hấp háy mắt:
– Ừa, ba anh đồng ý rồi!
Đúng là có con bé mọi chuyện cũng dễ dàng hơn thật. Bình thường đi chơi buổi tối như thế này, chỉ có mấy đứa học giỏi trong lớp năn nỉ gãy lưỡi ba tôi mới cho đi. Nhưng với con bé, vốn đã quá quen với ba tôi, chỉ cần một cú điện thoại, thế là đã thông qua trót lọt. Thế mới biết, con nhà người ta trong truyền thuyết là có thật!
Để xứng tầm với bộ váy áo con bé đang mặc, tôi cũng không biết chọn quần áo như thế nào. Thế nên, tôi đành lấy ra mấy bộ đồ tôi ít khi mặc nhất để tạo sự khác biệt trong mắt nó. Đó là chiếc áo sơ mi trắng với quần tây đen, bộ trang phục mà tôi dùng để ra mắt mẹ của Hoàng Mai. Hôm nay mặc vào, đột nhiên tôi thấy chộn rộn lạ thường.
Có lẽ, con bé cũng nhận ra điều đó nó giật tay áo tôi:
– Nãy giờ thấy anh lạ lạ vậy?
Tôi ngần ngừ, đáp:
– À tại vì anh cứ suy nghĩ không biết bộ này có hợp với em không?
Con bé cười khúc khít:
– Hì, có sao đâu! Chỉ cần anh mặc như mọi thường được rồi!
– Èo, biết thế anh mặc mấy cái áo thun cho nó thoải mái rồi!
Ngọc Mi không trả lời, nó để tiếng gió viu vu như đang thì thầm vào tai tôi những thứ âm thanh mát dịu. Thế rồi nó cất tiếng hòa quyện cùng hơi gió:
– Với lại hôm nay em cũng muốn được làm những gì mình thích!
Giọng con bé nghe buồn buồn, nó kéo trái tim tôi xuống những cũng bậc cảm xúc thật khó tả. Phải chi tôi không phải lái xe, chắc chắn tôi sẽ cố nhìn thật kĩ gương mặt xinh xắn của nó bây giờ. Để xem, nhưng áng mây buồn có bây lửng lơ ở đó hay không.
Với bộ váy áo xinh đẹp như vậy, tôi cứ ngỡ con bé sẽ bảo tôi chở nó đến một nơi đẹp đẽ nào đó để ngắm cảnh và ăn những món ăn nó chưa từng ăn bao giờ. Nhưng thực ra tôi đã đoán sai bét. Con bé không đến những nơi sang trọng, càng không muốn đến những chỗ ăn uống tôi vẫn giới thiệu.
Nó chỉ cười khẽ, quẹt những ngón tay bé xinh lên lưng áo tôi:
– Mình đi đến nhà của bé Tiên chơi ha anh?
Ngay khoảnh đó, tôi mới chợt nhận ra, con bé vẫn là Ngọc Mi hiền lành, ôn nhu của ngày nào và những bộ đồ xinh xắn con bé khoác lên người chỉ tôn thêm nét xinh xắn của con bé mà thôi.
Tôi và Ngọc Mi đến nhà của thằng Đức khi cả 3 cha con vừa mới ăn cơm xong. Tất nhiên là khi vừa thấy tôi và con bé đến, bé Tiên là người mừng nhất. Nó chạy ùa cả ra ngoài ôm lấy Ngọc Mi mừng đến suýt khóc. Còn thằng Đức cũng bước ra, nhưng với tốc độ chậm hơn, nó ngạc nhiên:
– Làm gì mà tụi bây giờ này qua đây vậy?
Ngọc Mi vừa xoa đầu bé Tiên vừa cười:
– Hì, thì em đã hứa với bé Tiên là sẽ sáng thăm nó mà!
Trong nhà, ba của thằng đức chắc đã phát hiện ra cuộc viếng thăm của chúng tôi, ông nói vọng ra:
– Bạn đến chơi sao không mời vào nhà đi Đức?
Cõ lẽ thằng Đức vẫn còn ngại nên nó không nói gì, chỉ mời tôi vào nhà theo lời của ba nó. Nhà của 3 cha con vẫn vậy không thay đổi gì nhiều, họa chăng là chiếc TV bây giờ đã được gắn thêm bộ anten trên nóc để bật được nhiều kênh hơn. Chắc bé Tiên thích lắm!
Ông nhìn bọn tôi một lượt, cười:
– Hôm nay hai đứa đi chơi à?
Ngọc Mi vui vẻ đáp:
– Dạ, sựt nhớ ra lâu rồi tụi con chưa thăm nhà chú nên ghé chơi ạ!
– Ừ, cảm ơn hai đứa nha! Con bé Tiên cứ nhắc hai đứa miết!
– Phải đó chị, em tưởng chị quên em luôn rồi! – Con bé nũng nịu dụi mặt vào lòng Ngọc Mi.
– Hì, chị làm sao quên em được! Khi có thời gian là chị sẽ đến thăm em mà!
Nhìn vào chiếc chân của chú, tôi chợt nhớ:
– À, chân của chú đã lành chưa ạ?
– Ừ, lành cũng được gần một tháng rồi! Nhờ vậy mới đi làm trả tiền trọ được đó chứ!
Có lẽ ông vẫn chưa biết được tôi đá banh bị gãy chân và vừa mới tháo bột không lâu nên không có hỏi thăm gì. Cũng đúng, tuy là gián tiếp nhưng cũng do đội của thằng Đức gây ra, chắc nó không dám kể cho ba nó nghe về chuyện này. Do vậy khi thấy tôi đến với chiếc chân lành lặn, nó chợt thở phào một cách gượng gạo.
Con bé Tiên chắc nãy giờ vẫn chưa ghìm được cảm giác sung sướng của mình, nó cứ rút vào người bé Mi như một chú mèo con, lâu lâu lại ngước lên:
– Học kì này em thi tốt lắm đó chị!
– Ừa, bé Tiên giỏi lắm!
Rồi lại:
– Hè này ba sẽ dẫn em đi siêu thị chơi nè!
– Ư, thích quá ta!
Và còn:
– Tuần sau lớp em sẽ tổ chức liên hoan cuối năm đó!
– Sướng quá ta, vậy là được vui chơi thỏa thích rồi ha!
Trái lại với em mình, thằng Đức chỉ ngồi một đống. Lâu lâu thấy bé Tiên nũng nịu, nó chỉ khẽ cười rồi lại nhìn bâng quơ ở đâu đó không biết. Có cảm giác nó vẫn còn áy náy với những gì mình đã làm. Tôi cũng hiểu, chắc nó khó xử lắm, những người nó từng tìm mọi cách hãm hại lại tốt với gia đình nó như vậy.
Tôi cũng không trách cứ gì nó. Suy cho cùng nó cũng chị bị thằng Bảo sai khiến. Kẻ đáng trách nhất vẫn là thằng nhóc đó. Thế nên tôi thở ra một hơi, bắt chuyện với thằng Đức:
– Bữa giờ mày thi tốt chứ?
Nó đáp, một chút ngần ngừ:
– Ừ, cũng tốt!
Tôi cười cười bắt chuyện tiếp:
– Hè này mày có định làm gì chưa?
– Chắc là tao xin vào quán cà phê gần đây kiếm thêm tiền!
– Mày không… à không có gì, thế cũng tốt!
Thực ra, tôi muốn hỏi nó hè này sao không đi chơi ở đâu đó. Nhưng nghĩ lại, nhà của nó như thế này làm sao mà bỏ tiền đi đâu chơi được. Thế nên tôi rút lại câu hỏi đó, gói gém thật cẩn thận và quẳng nó đi thật xa khỏi tâm trí.
– Thế hè này mày định làm gì?
Lần đầu tiên, nó chủ động bắt chuyện với tôi. Có lẽ không khí vui vẻ từ nãy đến giờ con bé Tiên và Ngọc Mi tạo ra đã khiến nó thay đổi suy nghĩ.
Tôi vui vẻ đáp:
– Ừ thì như mọi năm thôi, chắc tao sẽ về quê của nội tao dưới Bến Tre ấy!
– Oa, anh Phong về quê hả? Em cũng ở quê nè!
Vừa nghe đến chữ quê, mắt con bé Tiên đã sáng rỡ lên. Từ Ngọc Mi, nó chuyển sang ngồi xếp bằng trước tôi hớn hở. Riêng tôi cũng có một chút ngạc nhiên khi thấy con bé cuốn quýt lên như vậy, tôi hỏi:
– Em cũng ở quê hả?
– Ừa, mà em hông biết quê hương có gì nữa, em nghe ba nói có nhiều đồng ruộng lắm đó anh!
Để tiếp lời cho con gái mình, chú cười, khóe mắt hằn lên những nét chân chim theo năm tháng:
– Gia đình chú từ Bình Định vào Sài Gòn làm ăn đã lâu rồi, tới nay chưa có dịp về con à!
Tròn mắt, tôi hỏi một câu ngây ngô:
– Sao chú chưa về ạ?
Cứ tưởng ông sẽ giận khi nghe tôi nói như thế. Nhưng ông vẫn cười, vẫn trả lời một cách thật mộc mạc:
– Tiền đâu mà về con! Quanh năm suốt tháng ở đây còn chưa đủ ăn mà!
Đúng thật là ở Sài Gòn này, người dân ở nơi khác tới còn nhiều hơn dân gốc sống ở đây. Mà cũng từ lâu rồi, cái từ dân Sài Gòn gốc không còn được nhắc đến nhiều nữa. Bởi lẽ người dân tứ xứ đã đến Sài Gòn này lập nghiệp từ lâu, từ đó sản sinh ra biết bao nhiêu thế hệ con cháu. Cho nên cái từ dân Sài Gòn gốc cũng dần ít phổ biến hơn mà thay vào đó cứ hể sinh sống ở đây lâu, người ta cứ gọi là dân Sài Gòn cho thuận miệng.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Đời học sinh - Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 23/11/2018 11:38 (GMT+7) |