Những điều trên chỉ trích Hạ Tưởng, mặc dù là lời nói xấu của giới truyền thông Đức, nhưng thực sự là Hạ Tưởng có phát biểu ý kiến với lời lẽ cứng rắn về sự việc liên quan tới lợi ích của Trung Quốc trong buổi tiệc tối qua
Hạ Tưởng cũng không ngờ lại trở thành tiêu điểm mọi người chú ý, nhưng sự việc lại không như mong muốn, ngoài các bạn tốt giới công thương nước Đức vây quanh người hắn ra, cũng có những người không tốt thái độ cực kì bất mãn với hắn.
Một trong số đó chính là Ernest.
Sự không hài lòng của Ernest, nguyên nhân do buổi sáng khi Đại Phục Thịnh gặp gỡ Bộ trưởng kinh tế nước Đức, Đại Phục Thịnh rõ ràng đã từ chối việc nước Đức chỉ trích sách lược đất hiếm của Trung Quốc.
Bộ trưởng kinh tế Đức khi gặp mặt Đại Phục Thịnh chỉ ra, yêu cầu Trung phương không được gia tăng khó khăn để Tây phương đạt được vùng đất hiếm. Hi vọng bên Trung Quốc mở rộng quản lý vùng đất hiếm.
Câu trả lời của Đại Phục Thịnh là, bây giờ số lượng đất hiếm của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1/3 thế giới, mà lượng cung ứng chiếm hơn 90% của thế giới. Theo quy định pháp luật Trung Quốc về trật tự khai thác đất hiếm, là bảo vệ môi trường sinh thái và khả năng sử dụng cạn kiệt tài nguyên, yêu cầu giảm bớt tổn hại của ô nhiễm môi trường, cũng là thực hiện yêu cầu sử dụng có hiệu quả lâu dài của tài nguyên đất hiếm. Trung Quốc mang những đề xuất trước kia phù hợp nguyên tắc quốc tế, tiếp tục cung cấp vùng đất hiếm cho thị trường thế giới. Cũng hi vọng doanh nghiệp hai nước Trung – Đức tăng cường hợp tác kỹ thuật, đề cao tần suất sử dụng đất hiếm, nghiên cứu phát triển sản phẩm có thể thay thế, bảo đảm cung cấp ổn định cho nhu cầu đất hiếm trên thế giới.
Phải nói, cách nói của Đại Phục Thịnh rất khéo léo, nhưng thái độ rất kiên định, chính là không thể cưỡng chế áp lực của nước ngoài mà thay đổi sách lược của khống chế tài nguyên đất hiếm hiện hành.
Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm. Đất hiếm từng là tài nguyên chiếm ưu thế khiến người dân trong nước cảm thấy tự hào. Trữ lượng đất hiếm đã từng chiếm hơn trữ lượng toàn cầu. Nói đúng ra là, Trung Quốc là nước đầu tiên có tài nguyên đất hiếm.
Đáng tiếc là, chỉ là đã từng.
Hiện tại đã không phải vậy nữa.
Bắt đầu từ năm 1960, Trung Quốc bắt đầu khai thác tài nguyên đất hiếm. Trong hơn 50 năm qua, vì cùng lúc cung ứng một lượng lớn tài nguyên đất hiếm cho các quốc gia khác, trữ lượng tài nguyên đất hiếm trong nước lại giảm thiểu nhanh chóng.
Đặc biệt là từ những năm 90, xuất khẩu tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc tăng trưởng gấp 10 lần. Đại khái xuất khẩu tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc chiếm hơn 90% tổng sản lượng xuất khẩu tài nguyên đất hiếm thế giới. Trải qua 13 năm trữ lượng tài nguyên đất hiếm Trung Quốc chiếm tỉ trọng từ 43% giảm dần xuống còn 30% trong tổng sản lượng tài nguyên đất hiếm đã thăm dò trên toàn cầu. Dựa theo tốc độ khai thác hiện nay, tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc lại có thể tiếp tục duy trì nhu cầu của 15 đến 20 năm tới trong tương lai.
Trung Quốc phía sau việc chí công vô tư dâng hiến bản thân báo đáp xã hội quốc tế, là khai thác trái phép tài nguyên đất hiếm, là chính phủ địa phương khác vì lợi ích cá nhân thực hiện hành vi bán phá giá. Một huyện nào đó của tỉnh Giang Tây từ hơn 20 năm trước thì đã bắt đầu điên cuồng khai thác trái phép tài nguyên đất hiếm quý giá này, toàn huyện đều binh, có trên 100 điểm khai thác phi pháp, một năm buôn lậu đất hiếm cao tới hàng chục ngàn tấn.
Hơn nữa hành vi sở trường nhất của người trong nước là chém giết lẫn nhau, để tranh giành khách hàng nước ngoài, tự ép giá, dẫn tới giá cả sụt nhà máy ở miền Nam vì tranh giành đơn đặt hàng mà ép giá cạnh tranh. Một áo sơ mi ở nước ngoài bán được hơn 100 đô la Mỹ, phí gia công trong nước không tới một đô la Mỹ. Cuối cùng lại dẫn tới là tình cảnh đóng cửa của hàng loạt nhà xưởng – hơn 20 năm, xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc tăng trưởng gấp 9 lần, hơn thế nữa, giá cả lại giảm xuống một nửa.
Mà tài nguyên đất hiếm không thể tái sinh, đồng thời khai thác tài nguyên đất hiếm tạo thành ô nhiễm trong phạm vi lớn, núi rừng bị phá, đất trồng bị trơ trụi, đất trôi mất độ màu mỡ, mà lượng lớn đất màu bị trôi lại hủy hoại cây trồng. Phế thải sau khi khai thác quặng đất hiếm tạo thành phá hoại môi trường nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị phá hoại hoàn toàn. Tương tự việc người Trung Quốc bán đất hiếm còn quý hơn vàng chỉ bằng giá cải trắng, đạt được chỉ là sự đáp trả bố thí bình thường đáng thương. Hơn nữa lưu lại cho thế hệ mai sau là non sông tan vỡ.
Làm sao tầm nhìn hạn hẹp vậy!
Nhưng giữ lại tấc đất, giữ lại cho con cháu mảnh đất làm ăn…, người Trung Quốc rất chú tâm trí đến con cháu đời sau lại làm ra sự việc gây hại cho con cháu đời sau. Không thể không nói là lời châm chọc lớn lao.
Đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp tinh vi, cũng là vật liệu mấu chốt của nhiều hệ thống vũ khí quan trọng. Nếu không có đất hiếm, rất nhiều vũ khí chiến lược nước Mỹ cũng không thể sản xuất ra, nhưng hết lần này tới lần khác chính là như vậy, trở thành nước lớn thứ ba thế giới về tài nguyên đất hiếm. Tài nguyên đất hiếm trong nước Mỹ vào năm 97 thì đã niêm phong toàn bộ, chỉ nhập khẩu tài nguyên đất hiếm Trung Quốc, chính là vì kế sách lâu dài.
Thử nghĩ nếu một ngày tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc bị khai thác hết. Một khi phát sinh chiến tranh, không có đất hiếm, rất nhiều vũ khí tinh vi không thể sản xuất, chỉ có thể trơ mắt nhìn lửa đạn của nước Mĩ từ trên trời rơi xuống.
Đến lúc đó lại nghĩ tới mấy năm trước vì ham mấy đồng đô la Mĩ sặc sỡ mà bán đi đất hiếm, lại hối hận cũng đã muộn. Lúc đó bỏ ra trăm triệu đô la Mĩ cũng không thể đổi lại sự hối hận không đánh trả lại được quả đạn pháo nổ trên nóc nhà mình
Khi nào người trong nước có tầm nhìn lâu dài, không còn tầm nhìn hạn hẹp nữa? Nước Mĩ không ngừng thu mua số lượng lớn tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc với giá rẻ như cho không – thông qua vài kẻ Hán gian là được ngay – đến cả Nhật Bản không có lấy một tấc tài nguyên đất hiếm, cũng thừa nước đục thả câu. Trong mấy chục năm mua vào nguồn tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc không thể đếm xuể. Từ đó đến nay, Nhật Bản là quốc gia dự trữ tài nguyên đất hiếm nhiều nhất trên thế giới
So với sự khôn khéo của Nhật Bản, từ quần chúng nhân dân, cho tới người lãnh đạo Trung Quốc, đều kém quá xa. Đối với Nhật Bản từ trước tới giờ trong lòng không từ bỏ xâm lược Trung Quốc, Trung Quốc quá dễ dàng bị mê hoặc, chỉ biết Yên Nhật, chỉ biết lợi ích trước mắt, thiếu sách lược, tầm nhìn và ý chí.
Nhật Bản đã dự trữ tài nguyên đất hiếm có thể dụng để chế tạo vũ khí cao cấp như thế nào? Lẽ nào nói Nhật bản lợi dụng đất hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc về chế tạo ra vũ khí cao cấp là để tự sát? Đừng quên, tuyên ngôn của quốc vương Nhật Bản là dã tâm trong lòng người Nhật Bản là bất diệt, muốn chinh phục thế giới, trước tiên phải chinh phục được châu Á. Nếu muốn chinh phục châu Á, đầu tiên phải chinh phục Trung Quốc.
Chỉ tiếc rằng, trong tay nắm đồng Yên, người Trung Quốc cảm thấy chiếm được lợi lớn. Hơn nữa, cũng không biết rằng nói không chừng một ngày nào đó đồng Yên Nhật ở trong tay có thể biến thành tiền âm phủ.
Khi tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc từ chiếm 90% hầu hết trữ lượng thế giới giảm mạnh xuống còn 40%, bộ ngành liên quan mới thức tỉnh, bắt đầu thiết lập một loạt biện pháp hạn chế xuất khẩu đất hiếm – cũng không biết các bộ nghành liên quan mấy năm nay đều đang ngủ hay là phía sau có nguyên nhân gì không thể nói cho mọi người biết – Tóm lại trước khi đất hiếm bị bán sạch với giá cải trắng rẻ mạt, thì phải khống chế sự xói mòn đất hiếm liên quan tới huyết mạch Trung Quốc.
Nhưng lúc này, nước Mĩ và Nhật Bản đều đã vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia có nguồn tài nguyên đất hiếm lớn nhất thế giới.
Trung Quốc thừa hưởng mấy ngàn năm văn hóa, Trung Quốc mấy nghìn năm trở lại đây luôn ưa chuộng nghiên cứu binh pháp, lại bại bởi một nước Mĩ chỉ có lịch sử hơn 200 năm, cũng bại bởi một nước Nhật Bản chỉ bằng 1/30 diện tích lãnh thổ Trung Quốc.
Hơn nữa nước Mĩ và Nhật Bản vẫn là hai quốc gia căm thù Trung Quốc nhất.
Sau khi Trung Quốc đưa ra chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm, nước Mỹ và Nhật Bản lần lượt chỉ trích khống chế thị trường đất hiếm Trung Quốc tại hội nghị Mậu dịch Thương mại Thế giới, yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường đất hiếm.
Nói rất là quang minh chính đại, thực ra vẫn là muốn lấy giá thấp nhất để mua đất hiếm giá rẻ nhất từ Trung Quốc. Vẻ mặt vô liêm sỉ không chớp mắt.
Tất nhiên Trung Quốc đã từ chối yêu cầu vô lý của nước Mỹ và Nhật Bản. Nếu bây giờ không từ chối, vẫn thỏa hiệp, thì thua cả học sinh tiểu học chưa học qua câu thành ngữ mất bò mới lo làm chuồng rồi.
Hạ Tưởng cũng không biết Ernest, nhưng Ernest là thương nghiệp nhập khẩu đất hiếm. Hơn nữa còn có một điểm, tỉnh Tây cũng sản xuất đất hiếm.
Tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc chủ yếu phân bố ở Lĩnh Nam, tỉnh Giang Tây và nội Mông Cổ. Tại giao lộ của nội Mông Cổ và tỉnh Tây mới phát hiện một mỏ đất hiếm, trữ lượng phong phú, là mỏ chất lượng tốt. Rất may là, đúng lúc Hạ Tưởng đảm nhiệm chức Chủ tịch tỉnh Tây, vừa đảm nhiệm, Hạ Tưởng liền quy định chặt chẽ nguyên tắc khai thác đất hiếm. Hơn nữa còn nhiều lần nhấn mạnh, vấn đề nguyên tắc không thể dao động, ai khai thác trái phép, sẽ xử lý người đó.
Kết quả đúng là có người vi phạm không muốn sống, muốn đi khai thác trái phép. Thực ra cũng không thể nói là khai thác trái phép, là dưới sự bảo hộ của ô dù địa phương tiến hành khai thác dưới hình thứ dối trên lừa dưới, kết quả là đã bị Hạ Tưởng biết, dưới sự giận dữ của Hạ Tưởng, cắt chức toàn bộ Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch Huyện địa phương. Hơn nữa thay đổi toàn bộ hệ thống công an.
Cũng là một nguyên nhân quan trọng khác mà Hạ Tưởng tiến hành hành động trọng quyền xuất kích với quy mô mở rộng ở tỉnh Tây. Không phá tan sự cấu kết của quan thương, tài nguyên đất hiếm cuối cùng cũng có thể bị sự vụ lợi của người khác nuốt hết, bán phá giá cho thế lực đối địch nước ngoài. Trên thực tế, sở dĩ Địch Quốc Công bị Bộ An ninh bắt đi, một mặt chỉ là do y đã bán nguồn tài nguyên than đá của tỉnh Tây. Mặt khác, Địch Quốc Công bí mật bán mỏ đất hiếm của tỉnh Tây.
Tin rằng nếu không có sự buôn bán của Địch Quốc Công, Ernest cũng không thể biết trữ lượng khoáng sản mỏ đất hiếm của tỉnh Tây.
– Chủ tịch tỉnh Hạ, tôi rất không hiểu rõ tại sao tỉnh Tây không cho đầu tư nước ngoài vào khai thác tài nguyên đất hiếm?
Ernest đi tới trước mặt Hạ Tưởng. Giọng điệu của câu nói đầu tiên liền là thái độ rất không hài lòng:
– Mục đích của Mậu dịch thương mại tự do chính là để kinh tế thị trường quyết định tất cả. Cách làm của tỉnh Tây, chứng tỏ không phù hợp với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO của Trung Quốc.
Cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên của nước khác còn có thể nói như vậy là hợp tình hợp lý sao, cũng chỉ có người ngạo mạn mới có thể làm được. Chí ít người Nhật bản khi đưa ra yêu cầu, còn có thể ngụy trang biểu hiện giả tạo thành nho nhã lễ độ.
– Buôn bán thương mại tự do?
Hạ Tưởng cười nhạt.
– Ông Ernest, công ty Volkswagen của Đức và hai công ty Volkswagen Trung Quốc đã hợp tác 30 năm, đã từng chuyển nhượng công nghệ cốt lõi cho Trung Quốc chưa? Nếu mang quốc gia so sánh với một cá nhân, mỗi người đều có mặt ích kỉ, trước khi ông chỉ trích người khác, tốt nhất hãy nhìn vào bản thân mình.
Ernest cũng đã quen giọng điệu nói chuyện yếu đuối của cán bộ Trung Quốc. Không ngờ giọng điệu của Hạ Tưởng không những cứng rắn, mạnh mẽ, mà còn hung hăng. Y không chịu nổi liền nói phản bác:
– Ông Hạ! Tôi bình tĩnh hòa nhã thảo luận vấn đề với ông, không phải là cãi nhau.
– Vấn đề nguyên tắc, không cần bàn luận!
Hạ Tưởng rất hiểu rõ khi sắp đặt nhằm vào Trung Quốc, dưới cái gọi là che giấu phong độ là tham lam như thế nào:
– Chờ khi nào nước Đức đồng ý chuyển nhượng công nghệ cốt lõi của động cơ và khuôn mẫu chi tiết, mới có tư cách đề xuất yêu cầu Trung Quốc mở rộng thị trường đất hiếm.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường - Quyển 21 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 12/02/2018 12:36 (GMT+7) |